Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

Phòng khám bệnh trĩ tháng tám - Trĩ được coi là căn bệnh nhạy cảm nhất, trong đó “trĩ nội” là căn bệnh trĩ khó phát hiện nhất và ngày càng phổ biến hiện nay. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh trĩ, đặc biệt là những người thường xuyên phải ngồi hoặc đứng lâu, hay bị táo bón thì khả năng mắc bệnh trĩ cao hơn những người khác. Vậy bệnh trĩ nội là gì? Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội hình thành do các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn quá mức, phình to ra trong ống hậu môn và gây khó chịu cho người bệnh. Trong 3 loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp thì trĩ nội là loại khó phát hiện nhất. Do búi trĩ nằm bên trong trực tràng nên người bệnh không thể nhìn hay sờ thấy được.

Thói quen sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo vệ sinh hay tính chất công việc có thể gây ra bệnh trĩ nội. Chẳng hạn như nhân viên văn phòng, tài xế, bảo vệ đứng một chỗ trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh trĩ nội rất cao. 

Ngoài ra còn có thể gặp ở những người thường xuyên bị táo bón, người bị tiêu chảy, phụ nữ mang thai, người lao động nặng nhọc liên tục, người bị u trực tràng, các bệnh liên quan đến u tử cung…

Hình ảnh 4 cấp độ bệnh trĩ nội

4 cấp độ bệnh trĩ nội

Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ và mỗi cấp độ tương ứng với những biểu hiện khác nhau. Mức độ nguy hiểm tăng theo từng cấp độ. Vì vậy, người mắc bệnh trĩ cần nắm vững những thông tin sau để biết mình đang ở cấp độ nào.

- Cấp độ 1: Đau rát khi đi vệ sinh, có lẫn ít máu trên phân hoặc giấy vệ sinh, táo bón kéo dài sẽ mang đến cảm giác khó chịu cho người bệnh.

- Cấp độ 2: Người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết hơn so với trĩ nội cấp độ 1, đó là khi đi đại tiện sẽ bị chảy máu nhiều, hậu môn có cảm giác nóng rát, khi đi đại tiện có cảm giác có cục gì lòi ra ngoài sau đó lại co vào bên trong.

- Cấp độ 3: Ở giai đoạn này chảy máu ít hơn và cảm giác búi trĩ đã ra ngoài và không co lại lên, khi đẩy mạnh thì búi trĩ mới vào lại bên trong và gây đau rát thường xuyên hơn mặc dù không đi cầu. Thậm chí ngồi trên ghế lúc này cũng sẽ khó khăn do búi trĩ có thể bị đè lên.

- Cấp độ 4: Đây là giai đoạn cuối, người bệnh cảm thấy rất đau đớn, khó chịu, không thể làm bất cứ việc gì, dù đi hay đứng, búi trĩ sa thường gây đau đớn, chảy máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh.

Điều trị bệnh trĩ nội như thế nào?

 Thay đổi lối sống và thói quen ăn uống 

Lối sống là một yếu tố lớn gây ra bệnh trĩ và bạn cần hạn chế ngồi một chỗ hoặc đứng ở một tư thế quá lâu để giúp ngăn ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra, bạn sẽ cần thực hiện những thay đổi bổ sung trong chế độ ăn uống của mình để giúp bạn chống táo bón, tiêu chảy và ngăn ngừa bệnh trĩ.

 Điều trị bằng thuốc 

Thuốc chỉ được sử dụng trong trường hợp nhẹ độ 1 và độ 2. Các loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng như thuốc uống và thuốc bôi bao gồm thuốc giảm đau, thuốc cầm máu, thuốc nhuận tràng và thuốc làm chậm quá trình phát triển của búi trĩ. Tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về sử dụng. 

 Sử dụng phương pháp ngoại khoa

Mỗi phòng khám hoặc cơ sở y tế sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, những trường hợp trĩ nội độ 3, độ 4 thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật PPH. Đây là phương pháp an toàn, ít biến chứng hơn cắt truyền thống.

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

▶ Bệnh trĩ nói chung, bệnh trĩ nội nói riêng sẽ không nguy hiểm đến tính mạng nếu chúng ta phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như: 

Thiếu máu, suy nhược do chảy máu kéo dài. Khi búi trĩ sa ra ngoài gây áp xe hậu môn, các mạch máu sẽ bị tắc và hoại tử. Nghiêm trọng hơn là viêm nhiễm quanh hậu môn dẫn đến nhiễm trùng nặng. Đặc biệt có thể phát triển thành ung thư nguy hiểm đến tính mạng.

Hình ảnh phòng khám bệnh trĩ tháng tám

Phòng khám điều trị các bệnh về hậu môn an toàn hiệu quả

Phòng khám Đa khoa Tháng Tám (74 Cách Mạng Tháng 8, P.6, Q.3, TP.HCM) được nhiều bệnh nhân bình chọn là địa chỉ khám chữa bệnh về hậu môn tốt nhất, đáp ứng các tiêu chí hiệu quả, an toàn, tận tâm và uy tín.

 Hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp giải quyết nhanh chóng, đơn giản, ít gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Hiểu được tâm lý lo lắng của người bệnh khi đi khám ở vị trí khá nhạy cảm, Phòng khám hậu môn - trực tràng Tháng Tám thiết kế khu vực riêng để phục vụ khám và tư vấn bệnh trĩ, bệnh nam khoa, phụ khoa. 

 Đội ngũ y bác sĩ với tay nghề cao đã từng chinh chiến tại các bệnh viện lớn, hỏi bệnh cặn kẽ, nói rõ tình trạng bệnh, thăm khám chu đáo, tỉ mỉ và lên kế hoạch điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả nhất. Ngoài ra, các bác sĩ luôn sẵn sàng tư vấn giúp bệnh nhân cách thiết lập chế độ ăn uống khoa học để ngăn ngừa bệnh tái phát. 

 Với tất cả những ưu điểm kể trên, Phòng khám Đa khoa Tháng Tám luôn tự hào là điểm đến tin cậy của đông đảo bệnh nhân.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Nếu bạn còn câu hỏi nào khác thì có thể liên hệ chúng tôi bằng cách để lại thông tin vào khung chat bên dưới sẽ có nhân viên liên hệ trực tiếp với bạn.

Nếu có nhu cầu, thắc mắc về tình trạng sức khỏe của mình, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phòng Khám Đa Khoa Tháng Tám qua các cách sau đây:

 Cách 1: Để lại câu hỏi hoặc để lại số điện thoại của bạn vào khung chat để được chuyên gia liên hệ hỗ trợ miễn phí.

 Cách 2: Gọi trực tiếp đến hotline 028 7300 0666 để trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

 Tìm hiểu thêm: Phòng khám bệnh trĩ quận 8 tốt nhất

Nội dung bài viết cung cấp nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung có thể không thuộc nghiệp vụ của phòng khám chúng tôi, cần biết thông tin liên hệ để được tư vấn trực tuyến miễn phí. [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]