Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bị trĩ ngoại
Trĩ ngoại là một bệnh lành tính nhưng nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa. Việc điều trị bệnh trĩ ngoại có thể trở nên khó khăn và tốn kém nếu phát hiện muộn, hoặc chủ quan không đưa đến bệnh viện sớm hơn. Các biến chứng thường xảy ra sau khi tự điều trị, gây viêm loét, nhiễm trùng, hẹp hậu môn. Bài viết dưới đây, Phòng Khám Tháng Tám sẽ trình bày các nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bị trĩ ngoại.
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Trái ngược với bệnh trĩ nội, các búi trĩ ngoại xuất hiện dưới da xung quanh hậu môn. Cụ thể hơn, đó là tình trạng các tĩnh mạch ở vành hậu môn bị rối loạn, khiến chúng bị phình lên và sa xuống, dẫn đến bệnh trĩ. Ban đầu, các búi trĩ chỉ nhỏ bằng hạt đậu, sau một thời gian không được điều trị sẽ phát triển dần thành các cục lớn.
Bệnh gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu như ngứa ngáy, nóng rát. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể đau hơn khi ngồi hoặc chạm vào có thể chảy máu.
Khi búi trĩ lòi hẳn ra ngoài hậu môn, người bệnh cảm thấy đau đớn tột độ và cần phải can thiệp ngoại khoa.
Nguyên nhân bị trĩ ngoại hay gặp
Nhiều người lầm tưởng bệnh trĩ ngoại là do chế độ ăn uống không khoa học. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ, theo y học hiện đại, các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại bao gồm:
Nguyên nhân bị bệnh trĩ ngoại hay gặp
Ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ ngoại, cụ thể hơn là: ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, protein: đồ chiên rán, cay nóng, bia rượu hay các chất kích thích, uống quá ít nước, cung cấp quá ít chất xơ…
Thói quen ít vận động, ngồi hay đứng liên tục hoặc thường xuyên bê vác đồ nặng
Theo thống kê mới nhất, dân văn phòng, khuân vác… tỷ lệ mắc bệnh trĩ ngoại cao hơn những đối tượng khác. Vì tính chất công việc của họ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây nhiều áp lực cho hậu môn, rất dễ mắc bệnh.
Đi vệ sinh (đại tiện) quá lâu
Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trĩ khi ngồi đại tiện lâu vì thói quen ngồi chơi game, lướt mạng, đọc truyện / sách / báo…khiến hậu môn phải chịu nhiều áp lực đè lên và gây nên sự xuất hiện của búi trĩ.
Phụ nữ mang thai và sau sinh
Khi mang thai, thai nhi càng lớn thì áp lực lên trực tràng càng lớn, ảnh hưởng đến các tĩnh mạch ở vùng hậu môn, các tĩnh mạch này có xu hướng bị giãn ra và dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh thường ít vận động, chế độ ăn kiêng quá khắt khe cũng ảnh hưởng đến việc đại tiện, dễ dẫn đến bệnh trĩ.
Do thói quen xấu
Một số ít bệnh nhân bị trĩ là do thói quen ngồi xổm, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, …
Do bệnh lý
Mắc một số bệnh lý về đường hô hấp (hen phế quản, giãn phế quản, viêm phế quản…), đường tiêu hóa… và táo bón lâu ngày cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại nói riêng đặc biệt là bệnh trĩ nói chung, do các bệnh lý sau đây thường xuyên tăng áp lực trong ổ bụng.
Vì vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại, bạn nên nắm vững kiến thức để có cách phòng tránh và ngăn chặn căn bệnh này một cách hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết bị trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại thường có những triệu chứng rõ ràng, không bị nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác.
Người bị trĩ ngoại sa ra ngoài khi họ ngồi xổm, đi bộ hoặc đi cầu (ra máu). Lúc đầu, búi trĩ sẽ tự co lên khi đứng, sau một thời gian nặng hơn người bệnh sẽ phải đẩy vào trong. Trong trường hợp bệnh nặng sẽ có hiện tượng chảy máu khi đại tiện, thậm chí dùng tay đẩy cũng không thể đẩy búi trĩ vào trong ống hậu môn.
Búi trĩ phình lên như một cục thịt thừa và có màu đỏ, nếu quan sát kỹ sẽ thấy các tĩnh mạch đan xen, chồng chéo lên nhau.
Ngoài ra, những triệu chứng điển hình sau đây sẽ cho thấy bạn có thể đã mắc bệnh trĩ ngoại:
Dấu hiệu bị trĩ ngoại cần biết
Khối thịt thừa ở cửa hậu môn: Người bệnh có thể dễ dàng nhìn, sờ, cảm thấy những bất thường ở hậu môn.
Đau rát hậu môn: Nếu bạn muốn biết bệnh trĩ ngoại có đau không? Thì câu trả lời là có. Do búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn nên việc cọ xát, va chạm là khó tránh khỏi, nhất là khi ngồi, đi lại… càng làm tăng mức độ đau rát.
Ẩm ướt: Búi trĩ càng lớn càng có xu hướng tiết dịch, vì vậy vùng hậu môn sẽ có cảm giác ẩm ướt, thậm chí có mùi hôi, dễ bị viêm nhiễm.
Ngứa ngáy xung quanh hậu môn: Khi búi trĩ tăng tiết dịch nhầy sẽ gây ra cảm giác vô cùng khó chịu và ngứa ngáy.
Đại tiện ra máu: Trĩ ngoại ít bị chảy máu khi đi cầu, nhưng có thể chảy máu nhiều và thường xuyên hơn khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Bệnh nhân có thể thấy máu dính trên phân hoặc giấy vệ sinh.
Sưng tấy: Khi bệnh trĩ nặng hơn, búi trĩ ngoại có thể sưng tấy và khả năng nhiễm trùng rất cao.
Vì vậy, ngay khi có biểu hiện bất thường ở vùng hậu môn, bạn nên kịp thời đi khám để tìm ra phương án điều trị trĩ ngoại phù hợp càng sớm càng tốt.
Bị bệnh trĩ ngoại có tự khỏi được không? Có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, bệnh trĩ ngoại nói riêng và bệnh trĩ nội nói chung là hiện tượng tĩnh mạch bị giãn nở và hình thành các cấu trúc giống như búi trĩ. Do đó, bệnh không thể tự khỏi nếu không có thuốc đặc trị.
Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhân mắc bệnh trĩ nhưng không có triệu chứng thì không cần điều trị nhưng vẫn cần có lối sống khoa học, lành mạnh để kìm hãm sự tiến triển của bệnh.
Bệnh trĩ thường không gây biến chứng ở giai đoạn đầu, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể xuất hiện các biến chứng sau một thời gian, như:
Trĩ ngoại tắc mạch: Khi các mạch máu trong búi trĩ bị vỡ sẽ gây chảy máu và hình thành cục máu đông. Sau đó, quá trình tuần hoàn của cơ quan này bị tắc nghẽn, lúc này các búi trĩ bị viêm, sưng tấy, gây đau đớn và tắc mạch vô cùng khó chịu.
Thiếu máu mãn tính: Vì búi trĩ vẫn chảy máu mỗi khi đi cầu, cọ xát vào quần áo, đi lại. Vừa gây đau và tăng nguy cơ nhiễm trùng và góp phần gây ra biến chứng này.
Nghẹt búi trĩ: Biến chứng này thường gặp ở những bệnh nhân nặng, gây phù và đau khi cơ thắt hậu môn co bóp mạnh.
Hoại tử búi trĩ: Trong trường hợp nghẹt búi trĩ và trĩ ngoại tắc mạch có thể gây ra những cơn đau dữ dội và hoại tử nếu người bệnh không điều trị dứt điểm.
Rối loạn chức năng hậu môn: Khi búi trĩ gây ra tình trạng viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và làm rối loạn các chức năng của hậu môn.
Tác nhân gây nên một số bệnh phụ khoa ở nữ giới: Hậu môn và âm đạo gần nhau, búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn có thể chứa vi khuẩn có hại nên ở nữ giới có thể lây lan sang âm đạo nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
Ngoài những biến chứng nguy hiểm kể trên, bệnh trĩ ngoại còn có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bài viết trên đây, Phòng Khám Đa Khoa Tháng Tám (74D Cách Mạng Tháng 8, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh) đã cung cấp thông tin về các nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bị trĩ ngoại. Qua bài viết, hy vọng bạn đã có kiến thức trước căn bệnh khó chịu này. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay câu hỏi nào về bệnh trĩ ngoại vui lòng liên hệ trực tiếp Phòng Khám Tháng Tám hoặc liên hệ qua số Hotline: 0287 3000 666
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁNG TÁM
Thời gian làm việc: 8:00-20:00 tất cả các ngày trong tuần kể cả lễ tết.
Địa chỉ: 74 Cách Mạng Tháng 8, P.6, Q.3, TP.HCM
Hotline tư vấn miễn phí: 0287 3000 666
Tìm hiểu thêm: Địa chỉ khám bệnh trĩ chất lượng ở quận 7