Nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới khi đi tiểu là gì?

Đi tiểu kèm theo triệu chứng đau bụng dưới là vấn đề vô cùng nguy hiểm mà mọi người không nên xem thường. Đây được xem là dấu hiệu bất thường đối với chức năng hệ tiết niệu. Vậy đau bụng dưới khi đi tiểu bắt nguồn do đâu, có thể trị khỏi không, hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé.

Đau bụng dưới khi đi tiểu: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

     Tiểu tiện là hành động bài tiết chất độc hại ra ngoài cơ thể. Khi đường tiểu gặp vấn đề bệnh lý, chúng sẽ phát tín hiệu để chúng ta nhận biết các dấu hiệu bất thường mà cơ thể đang gặp phải. Một trong những biểu hiện đáng lưu ý là đau bụng dưới. Theo các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới khi đi tiểu là:

Viêm bàng quang

Bàng quang là nơi chứa và tống nước tiểu ra khỏi cơ thể thông qua lỗ niệu đạo. Bàng quang thường bị viêm nhiễm do vi khuẩn E.coli kèm theo các triệu chứng như đau bụng dưới khi đi tiểu, tiểu nhiều, nước tiểu đục có mùi hôi, nóng rát, luôn muốn tiểu gấp. 

Viêm niệu đạo

Đây cũng được xem là bệnh lý phổ biến dẫn đến đau bụng dưới khi đi tiểu. Ngoài ra, các triệu chứng đi kèm phải kể đến là tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó. Trường hợp viêm niệu đạo do lậu cầu còn kéo theo tình trạng chảy dịch mủ màu vàng hoặc màu xanh, dịch tiết nhiều vào buổi sáng, có mùi hôi tanh khó chịu. 

Hẹp niệu đạo

Chấn thương vùng kín, các phẫu thuật lỗ tiểu, viêm niệu đạo chữa trị sai cách dẫn đến co niệu đạo chính là tác nhân dẫn đến hẹp niệu đạo. Vì lỗ niệu đạo bị hẹp nên dòng nước tiểu chảy qua càng khó khăn hơn, người bệnh sẽ hứng chịu cảm giác đau bụng dưới khi đi tiểu. Hơn nữa, lỗ niệu đạo ở nam giới cũng đảm nhận chức năng phóng tinh binh. Nếu hẹp niệu đạo sẽ khiến cho quá trình tinh trùng gặp trứng trở nên khó khăn hơn, nam giới sẽ đối mặt với tình trạng vô sinh - hiếm muộn. 

đau bụng dưới khi đi tiểu tiện

Đau bụng dưới khi đi tiểu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể xảy ra ở thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản. Ngoài đau bụng dưới khi đi tiểu, bệnh còn để lại các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có lẫn máu hoặc mủ. Đây là một dạng nhiễm khuẩn nguy hiểm, nếu không can thiệp và chữa trị đúng cách sẽ ảnh hưởng đến thận, suy giảm chức năng thận và dẫn đến suy thận. 

Bệnh lậu

Một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua gây nên tình trạng đau bụng dưới khi đi tiểu là do bệnh lậu. Đây được xếp vào nhóm bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh thông qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Người nhiễm bệnh sẽ bị tiểu buốt, tiểu rát, tiết dịch mủ vùng kín, có màu vàng hoặc xanh, đặc biệt tiết nhiều vào buổi sáng, đau đớn khi giao hợp, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi. 

 Xem thêm: Tìm hiểu những triệu chứng của viêm đường tiết niệu phổ biến hiện nay

     Đau bụng dưới khi đi tiểu không đơn thuần là triệu chứng có thể tự khỏi sau vài ngày. Càng kéo dài thời gian nhiễm bệnh sẽ càng khiến bệnh lý diễn biến xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, khả năng sinh sản và chức năng sinh dục của người bệnh. 

Điều trị đau bụng dưới khi đi tiểu như thế nào?

     Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau bụng dưới khi đi tiểu, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp. 

     Hiện nay, các phương pháp chuyên trị đau bụng dưới khi đi tiểu có hiệu quả cao là dùng thuốc, kỹ thuật CRS. Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh lý sẽ có những giải pháp chữa trị hiệu quả lâu dài, tiết kiệm thời gian và chi phí. 

cách điều trị đau bụng dưới khi đi tiểu ở nam giới

Phương pháp chữa đau bụng dưới khi đi tiểu an toàn nhất hiện nay

     Một trong những địa điểm uy tín chuyên thăm khám và trị liệu đau bụng dưới khi đi tiểu chất lượng là. Phòng Khám Đa Khoa Tháng Tám. Mọi thắc mắc liên quan đến nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của đau bụng dưới khi đi tiểu xin hãy liên hệ ngay về Hotline: 028 7300 0666 để được hỗ trợ giải đáp miễn phí. 

ĐA KHOA THÁNG TÁM

Thời gian làm việc: 8:00-20:00 tất cả các ngày, kể cả Lễ - Tết.

Địa chỉ: 74 Cách Mạng Tháng 8, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

Hotline tư vấn miễn phí: 028 7300 0666

Nội dung bài viết cung cấp nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung có thể không thuộc nghiệp vụ của phòng khám chúng tôi, cần biết thông tin liên hệ để được tư vấn trực tuyến miễn phí. [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]